IoT là từ khóa xu hướng và đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Sự bùng nổ của công nghệ IoT tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống, công việc và phát triển của xã hội trong tương lai. Vậy bạn đã thực sự hiểu IoT là gì, vai trò, tính ứng dụng của công nghệ ngày chưa, đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích dưới đây nhé!
Công nghệ IoT là gì?
IoT, viết tắt của Internet of Things, được hiểu là mạng lưới vạn vật kết nối internet. Đây là một hệ thống gồm các thiết bị tính toán có liên quan với nhau, máy móc cơ khí, thiết bị kỹ thuật số hoặc con người được cung cấp mã nhận dạng riêng biệt (UID) và khả năng truyền đạt dữ liệu mà không phụ thuộc vào sự tương tác giữa con người và máy tính.
Vai trò của IoT
IoT là công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống ngày nay, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai và có tính ứng dụng cao trong hầu hết các lĩnh lực, tối ưu hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống con người cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại.
Công nghệ IoT giúp không gian sống của bạn trở nên tự động hóa, thông minh và tiện lợi hơn. Con người giờ đây có thể kiểm soát thời gian một cách hiệu quả, tối ưu theo mong muốn của mình.
IoT cung cấp các thông tin chi tiết về mọi mặt từ máy móc, thời gian, hiệu suất hoạt động cho đến các chuỗi cung ứng và công tác hậu cần, từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng sản xuất chung.
IoT tạo nên tính tự động hóa các quy trình vận hành cho doanh nghiệp, nhờ vậy giảm thiểu các chi phí lao động và nhân công, đồng thời mang lại sự minh bạch, rõ ràng trong các khâu giao dịch với khách hàng.
Cách thức vận hành
Thông thường, hệ thống IoT hoạt động thông qua việc thu thập và trao đổi dữ liệu dựa trên thời gian thực. Theo đó, một hệ thống IoT hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 thành phần chính như sau:
- Thiết bị thông minh IoT: Các thiết bị này có thể kết nối internet và thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, truyền dữ liệu mà chúng có được bằng cổng kết nối IoT hoặc thiết bị khác nơi mà dữ liệu cũng được gửi lên hệ thống đám mây (Cloud) để tiến hành phân tích.
- Ứng dụng IoT: Đây là một tập hợp các phần mềm với chức năng tích hợp các dữ liệu nhận được từ nhiều thiết bị IoT khác nhau, sử dụng công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo thực hiện việc phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định. Những quyết định này sau đó được truyền trở lại thiết bị IoT.
- Giao diện người dùng: Một hoặc một nhóm các thiết bị thông minh IoT sẽ được quản lý thông qua giao diện đồ họa dành cho người dùng, chẳng hạn như ứng dụng trên điện thoại di động, trang web để kiểm soát các thiết bị thông minh.
Những ứng dụng nổi bật của công nghệ IOT
Trong nông nghiệp: Đối với việc trồng trọt ngoài trời và trong nhà kính, ứng dụng công nghệ IoT giúp việc giám sát, quản lý các điều kiện khí hậu trở nên dễ dàng hơn, các thiết bị có khả năng cảm nhận được độ ẩm, chất dinh dưỡng trong đất, kết hợp với dữ liệu thời tiết để kiểm soát tốt hệ thống tưới tiêu và bón phân thông minh, từ đó giúp tăng sản lượng.
- Trong nhà thông minh: Các thiết bị như điện thoại, đồng hồ, kính thực tế ảo, máy theo dõi sức khỏe với sự tham gia của công nghệ IoT giúp nâng cao trải nghiệm cuộc sống, đáp ứng nhu cầu giải trí cũng như theo dõi sức khỏe thể chất của bạn. Không chỉ vậy, nhà thông minh còn đảm nhận việc điều khiển môi trường để ngôi nhà luôn ở trạng thái thoải mái nhất cho người ở, thực hiện kiểm soát an ninh, cảnh báo, kích hoạt khóa thông minh linh hoạt.
- Trong Y tế: Thiết bị đeo IoT cho phép chuyên gia theo dõi sức khỏe của bệnh nhân ngay tại nhà, giảm thời gian điều trị nội trú, quá trình chăm sóc người cao tuổi cũng trở nên thoải mái hơn. Đặc biệt, ứng dụng giường thông minh cũng sẽ thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sẵn có để cắt giảm thời gian chờ đợi. Việc đưa cảm biến IoT vào các thiết bị còn giúp giảm thiểu tình trạng hỏng hóc và tăng độ chính xác khi thực hiện khám chữa bệnh.
- Trong sản xuất: Sử dụng công nghệ RFID và GPS trong việc thu thập thông tin về tình trạng sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất. Hơn nữa, một số cảm biến còn theo dõi hiệu suất của máy móc, dự đoán thời gian cần bảo trì, ngăn ngừa tình trạng hỏng hóc nặng nề, tránh gây tốn kém nhiều chi phí.
- Trong Bán lẻ: RFID cho phép kiểm soát tự động số liệu bán hàng mua sắm trực tuyến hoặc tại cửa hàng, giúp phân tích lưu lượng truy cập của khách hàng trên hệ thống trực tuyến hoặc tại các trung tâm mua sắm, từ đó giúp các doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh cần thiết để giảm chi phí, đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
- Trong Giao thông vận tải: Công nghệ IoT đã tạo nên những tiến bộ với ô tô tự lái. Bên cạnh đó, GPS là một ví dụ điểm hình của IoT đang được sử dụng rất phổ biến để giúp các công ty vận tải tối ưu hóa thời gian vận chuyển bằng cách tìm ra tuyến đường nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, các nhà quy hoạch thành phố cũng có thể sử dụng dữ liệu GPS để xác định mô hình giao thông, xây dựng hay bảo trì đường bộ.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về IoT là gì, vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ IoT trong cuộc sống hiện nay. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến hết bài viết và Solity cũng sẽ liên tục cập nhật đến bạn những công nghệ mới nhất. Đừng quên đến Solity để trải nghiệm các sản phẩm ứng dụng IoT thông minh để tối ưu hóa không gian sống của bạn nhé.
SOLITY VIỆT NAM
- Hotline: 0972.950.650
- VPHN: LK02.02, KĐT Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- VPHCM: Số 04 Đào Trí, Phú Mỹ, Quận 7, Hồ Chí Minh
- Email: khoacuasamsung.sale@gmail.com