Blog

NFC là gì? Tìm hiểu công dụng và ứng dụng của NFC

NFC là gì

NFC được biết đến là một công nghệ không dây giúp truyền tải thông tin qua sóng radio tần số thấp trong khoảng cách rất gần, thường chỉ vài centimet. Kể từ khi được phát minh ra, NFC đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, mang lại nhiều ứng dụng và tiện ích không ngừng gia tăng. Cùng Solity Việt Nam tìm hiểu chi tiết công nghệ NFC là gì, các ứng dụng công nghệ NFC phổ biến ở bài viết sau đây.

NFC là gì?

Công nghệ NFC là gì? NFC (Near Field Communication) là một công nghệ không dây giúp truyền tải thông tin qua sóng radio tần số thấp trong khoảng cách rất gần, thường chỉ dao động khoảng 4 centimet.

NFC cho phép hai thiết bị có hỗ trợ NFC tương tác và trao đổi dữ liệu một cách dễ dàng khi chúng được đặt gần nhau. Công nghệ này đã đạt tiêu chuẩn NFC 17102, đáp ứng được các yêu cầu về tính bảo mật, hiệu suất và khả năng tương thích.

Ưu điểm vượt trội của công nghệ NFC đó chính là kết nối không bị phụ thuộc vào Wifi, 3G hay LTE, do đó đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ thanh toán không dùng tiền mặt, truy cập an ninh, đến quản lý vé và thông tin cá nhân.

Thẻ NFC thường chứa các thông tin xác thực, ví dụ như mã định danh, chứng chỉ hoặc mã PIN. Khi người dùng chạm NFC card vào thiết bị đọc NFC, thông tin trên thẻ sẽ được truyền đến thiết bị để xác thực.

Cách hoạt động của công nghệ này chính là thiết bị đọc NFC sẽ xác minh thông tin từ thẻ và so sánh với dữ liệu trong hệ thống. Dựa trên thông tin này, nó sẽ quyết định liệu người dùng có quyền truy cập hay không và thực hiện hành động tương ứng (mở cửa, từ chối truy cập,….).

Công nghệ NFC là gì?
Công nghệ NFC là gì?

Công nghệ NFC mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, vừa giúp quá trình mở cửa, truy cập vào trong nhà diễn ra một cách nhanh chóng, vừa đảm bảo về độ an toàn với tính bảo mật cao. Bên cạnh đó, các hệ thống khóa dùng thẻ NFC thường cho phép quản lý phân cấp quyền truy cập dựa trên người dùng cụ thể. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý truy cập linh hoạt và hiệu quả. Công nghệ NFC đã ngày càng phổ biến và được tích hợp vào nhiều thiết bị di động và thiết bị đọc khác nhau. Và nếu bạn vẫn thắc mắc công nghệ NFC để làm gì, hãy khám phá tiếp phần sau đây nhé.

Các công dụng của NFC

Công nghệ NFC có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ việc truyền tải thông tin đơn giản đến thực hiện các thao tác phức tạp. Một số công dụng phổ biến như:

  • Truyền thông không dây: NFC cho phép truyền thông tin giữa hai thiết bị có hỗ trợ NFC mà không cần cặp đôi hoặc cài đặt phức tạp. Điều này cực kỳ thuận tiện cho việc chia sẻ tệp tin, danh bạ, thẻ danh tính, và hình ảnh giữa các điện thoại di động.
  • Thanh toán không dùng tiền mặt: NFC được sử dụng trong các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người dùng chỉ cần đưa điện thoại di động hoặc thẻ NFC vào thiết bị đọc để thực hiện giao dịch mua sắm, trả cước, và thanh toán dịch vụ.
  • Truy cập an ninh: NFC được áp dụng trong hệ thống truy cập an ninh, cho phép người dùng mở cửa, cổng hoặc thiết bị bảo mật bằng cách chạm thẻ NFC vào thiết bị đọc, đảm bảo tính bảo mật và thuận tiện.
  • Quản lý vé và thẻ thành viên: NFC được sử dụng để quản lý vé sự kiện, thẻ thành viên, và thẻ giảm giá trong nhiều ngành công nghiệp như giải trí, thể thao, và du lịch.
  • Điều khiển thiết bị thông minh: NFC có thể được sử dụng để điều khiển các thiết bị thông minh như loa thông minh, đèn, máy lạnh, và thiết bị gia đình khác. Người dùng có thể chạm điện thoại di động vào thiết bị NFC để thực hiện các thao tác như bật/tắt, điều chỉnh âm lượng, và thay đổi cài đặt.
  • Quản lý dữ liệu y tế: NFC được sử dụng trong ứng dụng y tế để lưu trữ thông tin bệnh nhân, lịch sử bệnh lý, đơn thuốc. Nhân viên y tế có thể chạm thẻ NFC vào thiết bị để truy cập thông tin cần thiết.
  • Giao tiếp giữa thiết bị IoT: NFC có thể được sử dụng để giao tiếp và cấu hình các thiết bị Internet of Things (IoT) như đèn thông minh, cảm biến, và thiết bị gia đình thông minh.
Các ứng dụng của công nghệ NFC
Các ứng dụng của công nghệ NFC

Cách dùng NFC trên điện thoại

Để sử dụng NFC trên điện thoại, bạn chỉ cần bật tính năng này lên và thực hiện chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị cần kết nối được hỗ trợ NFC. Tùy theo mỗi dòng diện thoại mà cách bật tính năng NFC cũng khác nhau, cụ thể:

  • Với điện thoại Samsung: Bạn vào cài đặt, chọn mục NFC và thanh toán sau đó gạt bật tính năng này lên.
  • Với điện thoại Sony: Bạn cũng vào mực cài đặt, chọn thêm và bật nút NFC.
  • Với điện thoại LG: Bạn vào phần cài đặt, chọn chia sẻ và kết nối, gạt nút bật NFC là hoàn thành.
Cách bật NFC trên điện thoại
Cách bật NFC trên điện thoại

Sau khi đã bật tính năng kết nối NFC trên điện thoại, bạn có thể dễ dàng truyền, chia sẻ các dữ liệu cần tiết thông qua 5 bước sau:

  • Bước 1: Chọn file bạn muốn chia sẻ và tìm mục Chia sẻ
  • Bước 2: Chọn chia sẻ nhanh qua tính năng NFC
  • Bước 3: Chạm lưng 2 điện thoại hoặc điện thoại với thiết bị nhận dữ liệu, lúc này tính năng NFC sẽ được kích hoạt.
  • Bước 4: Chạm vào màn hình để hệ thống bắt đầu truyền tải dữ liệu, lúc này máy nhận sẽ hiện thông báo và bạn chỉ cần ấn đồng ý là sẽ nhận được file dữ liệu.
  • Bước 5: Ấn vào mục file vừa nhận để xem

Những lúc không cần sử dụng tính năng NFC trên điện thoại, bạn có thể tắt đi bằng cách vào cài đặt, chọn mục NFC và thanh toán, chọn tắt là được.

Các điện thoại dùng NFC

Hiện nay, có đến hơn 80% các thương hiệu điện thoại thông minh đều có sử dụng công nghệ NFC trên điện thoại. Một số thương hiệu lớn nổi bật phải kể đến như Iphone, Xiaomi, Samsung, OPPO, Sony, Huawai, Nokia,…

Ngoài được ứng dụng trong điện thoại thông minh, công nghệ NFC với tính bảo mật cao và khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng còn được sử dụng trong các loại khóa điện tử, giúp người dùng dễ dàng quản lý quyền truy câp và bảo vệ an ninh tốt hơn.

Và khóa Solity cũng được tích hợp công nghệ RFID (Radio Frequency Identification – một công nghệ tương tự với NFC nhưng cao cấp hơn. Với công nghệ RFID, các loại khóa cửa thể hoạt động trong khoảng cách xa hơn, từ vài mét đến hàng chục mét, tùy thuộc vào loại thẻ và thiết bị đọc. Bên cạnh đó, với thẻ RFID, người dùng không cần nguồn điện từ bên ngoài để hoạt động. Thẻ có thể hoạt động bằng cách thu sóng radio từ thiết bị đọc, đồng thời có ốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn so với NFC, đặc biệt trong các ứng dụng cần xử lý dữ liệu lớn.

Với khóa cửa thông minh tích hợp công nghệ RFID của Solity, bạn có thể quản lý truy cập dễ dàng, đảm bảo tính an ninh mà cực kỳ tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Khóa Solity tích hợp công nghệ RFID, thuận tiện thao tác mở cửa từ xa
Khóa Solity tích hợp công nghệ RFID mở cửa từ xa dễ dàng

Hi vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu được NFC là gì, nắm rõ cấu tạo, cách dùng của công nghệ NFC. Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vẫn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với Solity Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng nhé.

SOLITY VIỆT NAM

Hotline: 0972.950.650

VPHN: LK02.02, KĐT Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

VPHCM: Số 04 Đào Trí, Phú Mỹ, Quận 7, Hồ Chí Minh

Email: khoacuasamsung.sale@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *