Trong thế giới phát triển như hiện nay các công nghệ không dây đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Trong số đó, NFC (Near Field Communication) và RFID (Radio Frequency Identification) là hai công nghệ thường được nhắc đến và sử dụng nhiều nhất. Vậy NFC và RFID có những điểm tương đồng và khác biệt nào? Bài viết sau đây của Solity Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Công Nghệ NFC là gì?
NFC (Near Field Communication) là một công nghệ kết nối không dây cho phép truyền tải thông tin giữa các thiết bị trong khoảng cách ngắn, chỉ dao động từ 4 đến 10cm.
NFC sử dụng sóng radio tần số thấp để tạo ra kết nối giữa hai thiết bị thông qua việc chạm hoặc đặt gần nhau. Công nghệ này có ưu điểm là dễ dàng tích hợp với nhiều thiết bị, từ điện thoại, đến máy tính bảng, thiết bị đọc, và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng…Ngoài ra, NFC còn đươc sử dụng trong hệ thông truy cập an ninh, giúp đảm bảo độ an toàn tối đa.
Tuy nhiên, công nghệ NFC vẫn còn một số nhược điểm chưa được khắc phục như chỉ sử dụng được trong khoảng cách vài cm, tốc độ truyền tải dữ liệu không cao và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn điện thiết bị.
Công nghệ RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) cũng là công nghệ không dây truyền tải dữ liệu thông qua sóng radio tần số thấp giữa các thiết bị. Công nghệ này gồm một thẻ RFID chứa thông tin và một thiết bị đọc RFID để giao tiếp với thẻ. RFID có khả năng nhận dạng và theo dõi các đối tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
RFID cũng có ưu điểm là khả năng tự động nhận dạng, theo dõi đối tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, công nghệ RFID còn có tốc độ đọc và ghi dữ liệu cực kỳ nhanh chóng, giúp nâng cao hiệu suất quản lý, theo dõi hàng hóa.
Khác biệt so với NFC, RFID có thể hoạt động hiệu quả với khoảng cách khá rộng, từ vài cm dến vài mét, tùy theo loại thẻ và thiết bị đọc. Công nghệ RFID cho phép phân cấp quyền truy cập dựa trên dữ liệu được lưu trữ trên thẻ, tạo điều kiện cho kiểm soát an ninh tốt hơn.
Tuy nhiên, công nghệ RFID cũng có nhiều nhược điểm như chi phí lắp đặt hệ thống RFID khá đắt, khả năng tương thích của các thẻ RFID có thể thay đổi tùy thuộc vào tần số hoạt động. Ngoài ra, RFID cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, hiệu suất và tuổi thọ có thể giảm nhanh chóng nếu môi trường hoạt động khắc nghiệt.
Sự khác biệt giữa NFC và RFID
Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về 2 công nghệ NFC và RFID, hẳn bạn cũng đã hình dung được sự khác biệt cơ bản rồi. Chi tiết hơn, hãy xem tiếp chia sẻ sau đây của Solity nhé.
Khác biệt về phạm vi hoạt động
Điểm khác biệt đầu tiên và cũng là điểm khác biệt rõ rệt nhất của NFC và RFID đó chính là phạm vi hoạt động
Công nghệ NFC thường chỉ hoạt động được trong khoảng cách rất gần, thường là từ 4 đến 10cm. Do đó, để truyền được dữ liệu, các thiết bị NFC thường phải tiếp xúc hoặc gần nhau, từ đó giúp đảm bảo tính bảo mật cao. Cũng chính vì vậy mà NFC rất phù họp cho các ứng dụng tanh toán không tiếp xúc, truyền dữ liệu giữa điện thoại di động và thiết bị NFC khác.
Ngược lại, công nghệ RFID lại hoạt động được ở khoảng cách xa hơn, từ vài cm đến vài mét theo loai tag và công nghệ được ứng dụng. RFID được sử dụng nhiều trong các ứng dụng theo dõi hàng hóa, giám sát thẻ,quản lý kho.
Tốc độ truyền dữ liệu
Công nghệ NFC có tốc độ truyền dữ liệu khá chậm so với RFID, thường dao động từ 106 kbps đến 424 kbps, có khả năng truyền các thông tin nhỏ hoặc thực hiện các ứng dụng giao tiếp ngắn.
Công nghệ RFID thì lại có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể, từ vài kbps đến hàng Mbps, nhờ vậy có khả năng truyền những dữ liệu lớn trong thời gian ngắn, được sử dụng nhiều trong các ứng dụng như quản lý hàng hóa và kiểm soát truy cập.
Chế độ hoạt động
Riêng về chế độ hoạt động, NFC và RFID có sự khác biệt lớn:
Công nghệ NFC có hai chế độ hoạt động, bao gồm chế độ đọc và ghi để truyền, nhận dữ liệu từ tiết bị này qua thiết bị khác. Chế độ còn lại là chế độ đọc thông tin từ các tag NFC.
Với RFID, có đến 3 chế độ hoạt động là chế độ đọc và ghi, chế độ chỉ đọc và chế độ ghi từ tag RFID.
Sự khác biệt về ứng dụng
Với sự tiện lợi, đảm bảo độ bảo mật cao, cả hai công nghệ NFC và RFID đều được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Công nghệ NFC thường được sử dụng để thanh toán không tiếp xúc, truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động, kết nối nhanh Bluetooth và Wi-F, cảnh báo thông tin từ các tag NFC,…
RFID thì được ứng dụng nhiều trong quản lý hàng hóa, kiểm soát truy cập, quản lý thẻ, theo dõi vật nuôi, vận chuyển và logistics,…
Khóa cửa điện tử Solity tích hợp công nghệ RFID tiên tiến
Có thể thấy, công nghệ NFC và RFID có sự khác biệt về nhiều về phạm vi hoạt động, tốc độ truyền dữ liệu, chế độ hoạt động lẫn ứng dụng. Nếu như NFC phù hợp cho các ứng dụng giao tiếp ngắn và thanh toán không tiếp xúc thì RFID lại được dùng cho các ứng dụng theo dõi, quản lý và kiểm soát.
Chính vì vậy, khóa cửa điện tử Solity đã tích hợp công nghệ RFID tiên tiến trong các loại khóa thông minh, giúp khách hàng truy cập nhanh chóng, dễ dàng quản lý những ai ra vào công ty, khách sạn hay nhà riêng của mình, đồng thời dảm bảo độ bảo mật cực cao.
Với sự chú tâm trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại, các loại khóa điện tử Solity đều được khách hàng đánh giá cao về công dụng, độ bền bỉ và tính thẩm mỹ. Nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu khóa thông minh hiện đại, tích hợp công nghệ RFID tiên tiến, hãy liên hệ ngay với Solity Việt Nam để được tư vấn.
SOLITY VIỆT NAM
Hotline: 0972.950.650
VPHN: LK02.02, KĐT Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
VPHCM: Số 04 Đào Trí, Phú Mỹ, Quận 7, Hồ Chí Minh
Email: khoacuasamsung.sale@gmail.com